11 loại hợp đồng tín dụng

Căn cứ Khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Như vậy, có thể hiểu rằng, hợp đồng tín dụng hay hợp đồng cấp tín dụng, bao gồm hợp đồng cho vay, hợp đồng chiết khấu, hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng bào thanh toán, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác.

Từ năm 1958 đến nay, các văn bản pháp luật đã gọi hợp đồng tín dụng với những cái tên khác nhau, như “hợp đồng vay tiền”, “hợp đồng vay vốn”, “hợp đồng cho vay”, “hợp đồng tín dụng”, “hợp đồng cấp tín dụng”.

Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 cũng chỉ quy định hoạt động tín dụng là cho vay. Tín dụng thuê mua (nay là cho thuê tài chính) và chiết khấu cũng chưa được coi là hoạt động tín dụng theo quy định của Pháp lệnh này.

Ngoài ra, Pháp lệnh cũng chưa quy định về bảo lãnh và bao thanh toán. Trước khi có quy định về bảo lãnh ngân hàng vào năm 1994, ngành ngân hàng chỉ tập trung vào hoạt động cho vay, mà hầu như không có hoạt động bảo lãnh và tín dụng khác.

Trước năm 1998, các quy định về cho vay trong lĩnh vực ngân hàng được gọi là các “thể lệ tín dụng”, đồng thời được phân chia thành nhiều thể lệ khác nhau theo lĩnh vực và thời hạn cho vay.

Do vậy, hoạt động cho vay gần như đã được đồng Hà hoạt động tín dụng”, cũng như “hợp đồng cho vay” đã được gọi là “hợp đồng tín dụng” và văn bản quy định về cho vay đã được gọi là “Thể lệ tín dụng”.

Tuy “Thế lệ tín dụng” được thay đổi thành “Thể lệ cho vay” và “Quy chế cho vay”, nhưng trong nội dung vẫn quy định là “hợp đồng tín dụng” chứ không thay đổi thành “hợp đồng cho vay”.

Luật các tổ chức tín dụng còn quy định rõ “việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng”. Một số Nghị định của Chính phủ cũng quy định, khách hàng vay vốn theo “hợp đồng tín dụng”.

Như vậy, các và vậy, các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định thống nhất về loại hợp đồng này, cụ thể trong số 8 văn bản liên quan đã có ít nhất một văn bản gọi là “hợp đồng vay vốn”, hai văn bản gọi là “hợp đồng cho vay” và bốn văn bản gọi là “hợp đồng tín dụng”.

Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2004) cũng đã chính thức ghi nhận một khái niệm mới là “cấp tín dụng” để thay cho khái niệm “tín dụng”. Đây là một sự không rõ ràng, không chính xác, thậm chí có thể coi là một sự nhầm lẫn pháp lý.

Vì đã sử dụng một khái niệm chung là “tín dụng” để chỉ một trường hợp riêng là “cho vay” nên khi cần đề cập hoạt động tín dụng rộng hơn thì đã phải dùng cụm từ “cấp tín dụng”.

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) chỉ đề cập hai loại hợp đồng là “hợp đồng cấp tín dụng” và “hợp đồng cho thuê tài chính”, trong đó “hợp đồng cho thuê tài chính” cũng là một loại thuộc “hợp đồng cấp tín dụng”, mà không đề cập các hợp đồng tín dụng khác.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và pháp luật ngân hàng hiện hành thì có 11 loại hợp đồng tín dụng (cấp tín dụng) như sau:

  1. Hợp đồng bao thanh toán (Thông tư số 02/2017/TT-NHNN).
  2. Hợp đồng bảo lãnh (Thông tư số 07/2015/TT-NHNN).
  3. Hợp đồng cấp tín dụng hợp vốn (hay là “Hợp đồng vay vốn”) (Thông tư số 42/20211/TT-NHNN).
  4. Hợp đồng chiết khấu công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá (Thông tư số 04/2013/TT-NHNN).
  5. Hợp đồng cho thuê tài chính (Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).
  6. Hợp đồng cho vay (Thông tư số 21/2012/TT-NHNN).
  7. Hợp đồng cho vay đặc biệt (Thông tư số 01/2018/TT-NHNN).
  8. Hợp đồng cho vay tiêu dùng (Thông tư số 43/2016/TT-NHNN).
  9. Hợp đồng tín dụng (Nghị quyết số 42/2017/QH14);
  10. Hợp đồng tín dụng tái cấp vốn (hay “Hợp đồng tái cấp vốn”) (Thông tư số 24/2019/TT-NHNN).
  11. Thỏa thuận cho vay (Thông tư số 39/2016/TT-NHNN).

Các hợp đồng và thỏa thuận nêu trên chính là “hợp đồng tín dụng” nói chung, mà không cần phải gọi là “hợp đồng cấp tín dụng”, nếu như xác định rõ hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho vay./.

KHD Law